top of page
  • Facebook
  • YouTube

Điều trị và Can thiệp như thế nào?

Những can thiệp dành cho trẻ tự kỷ có thể chia làm 2 loại:

  • Những can thiệp tập trung vào những suy kém đặc hiệu như: tương tác xã hội hay các kỹ năng chơi biểu tượng.

  • Các can thiệp nhằm gia tăng mức độ chung về thực hành chức năng ở tất cả các lãnh vực.

Tất cả các chương trình đều có 5 đặc điểm chung:

  1. Điều trị nhắm vào các hành vi tự kỷ bao gồm chú ý, tuân thủ luật, bắt chước vận động, giao tiếp, sử dụng đồ chơi phù hợp và các kỹ năng xã hội.

  2. Những kỹ năng mới học được nên được áp dụng trong những tình huống khác nhau, ví dụ kỹ năng mới học được từ nhà trị liệu có thể được cha mẹ áp dụng tại nhà hay thầy cô áp dụng tại trường.

  3. Môi trường dạy phải được cấu trúc chặt chẽ với tỷ lệ học sinh và thầy cô giáo thấp, ví dụ 1:1 hay 1:2.

  4. Gia đình phải liên quan nhiều đến các hoạt động của trẻ, cha mẹ cũng có thể là nhà trị liệu hay người cùng trị liệu.

  5. Chú ý đến việc phát triển các kỹ năng cần để chuyển trẻ từ chương trình trị liệu sang trường học hay lớp mẫu giáo.

 

CÁC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHUẨN DÀNH CHO RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ:

  1. Trị liệu âm ngữ/ ngôn ngữ: PECS; ngôn ngữ dấu hiệu, kỹ thuật trợ giúp, huấn luyện kỹ năng xã hội

  2. Hoạt động trị liệu: Điều trị vận động tinh, điều trị hoà nhập cảm giác

  3. Trị liệu hành vi: TEACCH, ABA

  4. DIR: Floortime

 

Phương pháp được sử dụng rộng rãi là trị liệu hành vi, trị liệu hành vi có thể được áp dụng rộng rãi trong mọi lãnh vực: hành vi thách đố, ngôn ngữ, ăn uống…

Floortime cũng được nhiều nơi sử dụng, đặc biệt có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc, có hiệu quả trong giai đoạn sớm.

Trị liệu âm ngữ/ngôn ngữ, hoạt động trị liệu cũng được lồng ghép trong các chương trình trị liệu.

*Chương trình bổ trợ hành vi của Lovaas:

Trẻ em tham gia chương trình ở những năm mẫu giáo và kéo dài trong 2 năm hoặc hơn gồm 40 giờ trị liệu hành vi tăng cường một tuần. Sau đó phải chuyển điều trị vào môi trường cộng đồng và môi trường lớp học điển hình.

*Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children):

Chương trình này được phát triển khoảng 30 năm trước ở đại học North Carolina. Yếu tố cốt lõi của chương trình là dạy học có kết cấu. Chương trình thiết kế một môi trường chặt chẽ nhằm xây dựng các điểm mạnh và giảm thiểu những điểm yếu của trẻ. 

CÁC VẤN ĐỀ Y KHOA THÔNG THƯỜNG LÀM XẤU ĐI HÀNH VI CỦA TRẺ:

  • Nhiễm trùng: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm dạ dày ruột

  • Các vấn đề về răng: Mọc răng, áp-xe, sâu răng…

  • Chàm và dị ứng theo mùa

  • Các triệu chứng dạ dày ruột: Táo bón, tiêu chảy, tăng nhu động ruột, co thắt, trào ngược dạ dày thực quản…

  • Động kinh

  • Rối loạn giấc ngủ: đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản hay hội chứng ngưng thở lúc ngủ

 

CÁC ĐIỀU TRỊ THAY THẾ VÀ BỔ SUNG:

SINH HỌC:

  • Chế độ ăn: Gluten free, casein free

  • Điều trị các hướng vào chức năng hệ tiêu hoá: Secretin, enzyme tiêu hoá

  • Các thuốc bổ sung: Mg/B6, Folic acid, Vit B12, Vit C…

  • Thuốc kháng nấm đường ruột, giải độc…

KHÔNG PHẢI SINH HỌC:

  • Trị liệu đa cảm giác

  • Massage trị liệu

  • Trị liệu hoà nhập thính giác

 

THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH TRỊ LIỆU CỦA CARD (Center for Autism & Related Disorders)

CARD I:

Mục tiêu: Làm giảm đi hành vi thách đố, dạy các kỹ năng mới, tạo điều kiện để trẻ được hoà nhập vào lớp học bình thường, huấn luyện cha mẹ và người chăm sóc tương tác với trẻ một cách có hiệu quả, tối đa hoá sự độc lập của trẻ trong tất cả các lãnh vực hoạt động hằng ngày.

  • Ngôn ngữ: Mands, Echoics, Matching, Receptive, Tacts, Intraverbal

  • Chức năng thực hành: Chú ý, trí nhớ, khả năng kềm chế, hoạch định, khả năng linh hoạt, giải quyết vấn đề, siêu nhận thức

  • Các kỹ năng vận động: Thị giác, vận động tinh, vận động thô, vận động miệng

  • Các kỹ năng xã hội: Ngôn ngữ xã hội, tương tác xã hội, lòng tự trọng, bối cảnh xã hội, các kỹ năng nhóm, những điều không hợp lý, hành vi xã hội không lời nói

  • Nhận thức: Mong muốn, định hướng, cảm xúc, các giác quan, nhận biết, nhân quả, suy nghĩ, niềm tin, …

  • Kỹ năng học tập: nghệ thuật ngôn ngữ, toán học

  • Kỹ năng chơi: Chơi độc lập, chơi giả vờ, chơi tương tác, chơi cấu trúc, chơi điện tử

  • Kỹ năng đáp ứng: Kỹ năng cá nhân, kỹ năng làm việc trong nhà, kỹ năng trong cộng đồng, kỹ năng an toàn

 

CARD II:

Mục tiêu: Giúp cá nhân sống độc lập, có được và duy trì nghề nghiệp, phát triển các hoạt động vui thích và phù hợp khác nhau, xây dựng tình bạn có ý nghĩa, tham gia vào trường học cao hơn, học nghề.

  • Điều trị hành vi thách đố: Không hợp tác, gây hấn, rập khuôn, lo âu, trốn chạy

  • Giao tiếp chức năng: Mands (biết yêu cầu), theo đúng hướng, hành vi xã hội

  • Kỹ năng đáp ứng: Làm việc trong nhà, di chuyển, liên quan đến cộng đồng, sức khoẻ/vệ sinh, thú vui, an toàn, tài chánh

  • Kỹ năng nghề nghiệp: Chuẩn bị, nghề nghiệp chung, nghề nghiệp đặc hiệu

  • Khái niệm về ngôn ngữ cơ bản: Hành động, qui kết, chức năng, giới từ, đại từ

  • Học tập: Đọc, viết, đánh vần, làm toán

  • Học tập cao hơn: Nghệ thuật ngôn ngữ, làm toán, khoa học, môn học xã hội

  • Ngôn ngữ xã hội: Quyết đoán, chuyện trò, cảm xúc, ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ không lời, giao tiếp qua điện thoại và viết

  • Kỹ năng xã hội: Gợi ý xã hội, siêu nhận thức xã hội, mối quan hệ với người khác, các tiêu chuẩn xã hội bình thường, giải trí

 

CARD có trụ sở chính tại California, cũng có nhiều chi nhánh ở các bang khác ở Mỹ và quốc tế như ở New Zealand và Australia.

Tài liệu tham khảo:

1. Autism Speaks. Treatments for Autism. https://www.autismspeaks.org/treatments-autism

2. Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang - www.tamlyhocthankinh.com 

bottom of page